Cách chưng cất tinh dầu tía tô tại nhà

Tía tô không chỉ là loại rau thơm phổ biến mà còn được dùng để chiết xuất tinh dầu với nhiều công dụng. Được xem là sản phẩm phục vụ cho sức khoẻ và làm đẹp. 

I. Tinh dầu tía tô là gì?

Lá tía tô sau khi hái về được đem đi chưng cất hơi nước thì thu được tinh dầu tía tô. Người ta đã xác định được 119 thành phần trong tinh dầu tía tô. Trong đó, perilla aldehyde là thành phần chính, chiếm hơn 60%. Đây là chất đặc trưng cho mùi tía tô và là chất chỉ thị chất lượng tinh dầu.

Tinh dầu tía tô có màu vàng nhạt, mùi rất thơm nhưng không quá nồng. Trên thị trường có hai loại là tinh dầu từ lá tía tô và dầu từ hạt tía tô. Dầu hạt tía tô cũng có màu vàng, nhưng lại được ép để lấy dầu và có các thành phấn hoá học, dược lý khác với tinh dầu từ lá tía tô.

II. Cách chưng cất tinh dầu tía tô tại nhà.

Có hai cách làm tinh dầu tía tô là :

2.1. Cách làm tinh dầu truyền thống.

Nguyên liệu: 100g lá tía tô, 1 lít nước lọc.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá rồi để ráo, sau đó cắt nhỏ hoặc dùng chày nghiền nhỏ.
  • Cho nước vào nồi rồi thêm lá vào nấu.
  • Khuấy đều hỗn hợp khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
  • Dùng vải xô hoặc vải bông khô lọc bỏ bã để lấy tinh dầu.
  • Đổ tinh dầu vào lọ, bảo quản nơi khô ráo và không có ánh sáng.
  • Bảo quản tinh dầu vào lọ tối màu để đảm bảo chất lượng.

2.2. Chưng cất tinh dầu tía tô bằng nồi chưng cất tinh dầu.

Nguyên liệu: Lá tía tô, nồi chưng cất.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá rồi mang đi phơi ở điều kiện tự nhiên trong khoảng 12 giờ. Sau đó cắt nhỏ.
  • Bỏ nguyên liệu đã sơ chế vào nồi chưng cất tinh dầu. Cài nhiệt độ và thời gian thích hợp, nhiệt độ là 80 độ C và thời gian khoảng 4 – 4,5 giờ. Lượng nước trong nồi chưng cất nên đủ để ngập nguyên liệu, nhưng không quá đầy để tránh tràn ra ngoài khi đun. 
  • Tách nước cất với tinh dầu bằng phễu chiết. 
  • Bảo quản tinh dầu vào lọ tối màu để đảm bảo chất lượng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Có thể thấy việc chưng cất tinh dầu bằng nồi chưng cất rất đơn giản, nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian và công sức như cách ở trên. Tuy nhiên cách nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Nhưng khi đã dùng nồi chưng cất thì rất nhiều người còn có ý định kinh doanh tại nhà. Vừa sạch sẽ lại còn an toàn, không phải lo nghĩ có hương liệu như mua tinh dầu bên ngoài. 

III. Công dụng của tinh dầu tía tô.

  • Làm đẹp da: Tía tô có chứa vitamin A, canxi và sắt giúp dưỡng ẩm cho da. Đồng thời, các dưỡng chất trong nguyên liệu còn làm mờ vết thâm nám và chống lão hoá hiệu quả.
  • Thư giãn tinh thần: Tinh dầu tía tô có chứa axit, apigenin giúp ngăn ngừa và đẩy lùi chứng trầm cảm. Vì vậy, khi xông sẽ giúp chúng ta cải thiện tâm trạng và giải toả những áp lực căng thẳng.
  • Giảm cảm và giảm ho: Tía tô có tính ấm, vị cay và mùi thơm đặc trưng giúp các triệu chứng ho. Bên cạnh đó, tía tô còn có khả năng giải cảm và điều trị cảm cúm.
  • Kháng khuẩn: Tía tô chứa nhiều acid phenolic, flavonoid có tác dụng kháng dị ứng và kháng viêm.
  • Hỗ trợ tiêu hoá: Tinh dầu tía tô có chứa flavonoid giúp giảm các vấn đề tiêu hoá, buồn nôn và đầy hơi.
  • Ngăn ngừa đái tháo đường: Tinh dầu còn có thể hỗ trợ điều trị đái tháo đường theo cơ chế giảm nồng độ cholesterol, giảm nồng độ triglyceride, hoặc tăng nhạy cảm với insulin.

Xem thêm nồi chưng cất tinh dầu TẠI ĐÂY

 

 

 

Các bài viết khác