Cách ép dầu đậu nành bằng máy ép dầu gia đình LALIFA

Bài viết hướng dẫn bạn cách ép dầu đậu nành đơn giản nhất bằng máy ép dầu gia đình LALIFA. Hãy cùng vào bài viết để tham khảo nhé! 

10 loại dầu đậu nành tốt cho sức khỏe sắc đẹp không biến đổi gen |  websosanh.vn

7 tác dụng của dầu đậu nành đối với cơ thể

1. Khỏe xương khớp

Đậu nành được biết đến là sản phẩm chứa nhiều canxi và các chất vitamin có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy mà đậu nành còn giúp xương chắc khỏe hơn. Vitamin K trong dầu đậu nành giúp phát triển xương một các mạnh mẽ và giảm nguy cơ bị loãng xương đặc biệt đối với người cao tuổi.

Cách chăm sóc, bảo vệ xương khớp mỗi ngày | ACC

2. Chất chống oxy hóa

Hàm lượng vitamin E cao trong dầu đậu nành cũng có tác dụng như một chất chống oxy hóa hiệu quả để bảo vệ da khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Nhờ vitamin E mà da có thể cải thiện sẹo do mụn trứng cá, bảo vệ da khỏi tia UV và kích thích sinh tế bào mới. Các bênh như ung thư, lão hóa sớm hay rối loạn nhận thức cũng được cải thiện đáng kể.

Oxy hóa da là gì? Cách chống oxy hiệu quả cho làn da

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một trong những bệnh trầm trọng của não bộ và khiến não dần mất đi khả năng tư duy và trí nhớ. Các vitamin K trong dầu đậu nành sẽ giúp mọi người chống lại các gốc tự do và giữ cho chúng khỏi làm hư hại đến các tế bào thần kinh. Từ đó chống lại bệnh Alzheimer.

4. Kiểm soát cholesterol xấu trong máu

Dầu đậu nành được ép nguyên chất không qua tinh chế sẽ giữ được nhiều chất béo tốt và ít chất béo xấu. Đặc biệt là omega-3 trong dầu ăn còn loại bỏ được các nguy hại của cholesterol tiêu cực/ Về cơ bản dầu đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch cũng như làm giúp lưu thông hệ tuần hoàn máu để tránh đột quỵ.

9 thực phẩm kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim - Viện Huyết  học - Truyền máu Trung ươngViện Huyết học – Truyền máu Trung ương

5. Tốt cho hệ tim mạch

Các axit béo omega-3 đóng 1 vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Từ đó ngăn ngừa rối loạn nhịp tim hiệu quả.

6. Tốt cho mắt và da

Nhờ các chất béo tốt mà dầu ăn giúp bảo vệ màng tế bào mỏng manh và nhạy cảm như da và mắt. Các axit béo omega-3 còn góp phần giúp cho đôi mắt bạn khỏe mạnh và trung hòa các gốc tự do, hạn chế được thoái hóa điểm vành cũng như đục thủy tinh thể.

Ăn gì tốt cho mắt?

7. Bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt

Dầu đậu nành bổ sung beta-sitosterol giúp nam giới có lượng nước tiểu tốt đặc biệt chữa trị việc khó đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm gây bất tiện và khó khăn cho sinh hoạt.

Đàn ông cần biết: 7 cách bảo vệ tuyến tiền liệt khỏe mạnh, không ung thư

Cách ép dầu đậu nành bằng máy ép dầu LALIFA

Chuẩn bị

  • 8kg – 10kg đậu nành (cứ 8 – 10kg đậu nành sẽ ép được 1 lít dầu)
  • Máy ép dầu gia đình LALIFA
  • Phễu đựng dầu, lưới lọc, phễu đựng bã

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Đậu nành mua về bạn đem đi loại bỏ các cặn bẩn, v.v… Nếu đậu nành bị ẩm, bạn cần phơi/ sấy hoặc rang để đậu nành được khô để tiến hành ép dầu.

6 lợi ích ấn tượng của hạt đậu nành | Vinmec

Bước 2: Ép dầu đậu nành

Đầu tiên bạn mở nút gia nhiệt để dầu được làm nóng. Cài đặt nhiệt độ ép dầu lên đến 240 độ C đối với dầu đậu nành. Khi nhiệt độ lên đến điểm cài đặt, bạn cho chạy trục và tiến hành cho đậu nành vào ép. 

Trong quá trình ép để có thể thu được nhiều dầu nhất có thể, bạn nên trộn bã của dầu đậu nành vào ép cùng với hạt để thu được dầu. Dầu thu được có màu cam vàng, thơm và khá tron. Mùi đậu nành đặc trưng.

Sau khi ép bạn bấm quay ngược trục để các mảnh vụn bên trong được ra ngoài hết. Sau đó thì bạn tắt máy, để máy nguội và vệ sinh máy ép dầu.

Video hướng dẫn ép dầu đậu nành bằng máy ép dầu LALIFA

Bước 3: Thu dầu đậu nành và bảo quản

Bạn đợi dầu lắng hoặc dùng lọc để dầu trong hơn. Sau đó bạn cất dầu vào chai và bảo quản tránh ánh nắng mặt trời. Thời gian sử dụng từ 3 – 6 tháng từ ngày ép.

Dầu đậu nành có tốt cho sức khỏe không?

Những lưu ý khi sử dụng dầu đậu nành

  • Dầu đậu nành tuy lành tính và nhiều chất dinh dưỡng, nhưng bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:
  • Không lạm dụng quá nhiều dầu đậu nành vì có thể gây béo phì.
  • Dầu đậu nành khi sử dụng quá nhiều có thể gây đầy hơi, rối loạn tiêu chảy, vì vậy cần sử dụng dầu một cách hợp lý.
  • Không nên chiên/ rán dầu đậu nành quá nhiều lần để gây ra các chất gây hại.

Trên đây là các lưu ý khi sử dụng dầu đậu nành. Mong rằng bài viết trên cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích đến bạn. Nếu bạn quan tâm về các mẫu máy ép dầu, bạn vui lòng gọi hotline: 0961.652.731 để được tư vấn về các mẫu máy ép dầu bán chạy nhất trong năm nay. Cảm ơn bạn đã chọn đọc, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

Liên quan hữu ích: 3 bước làm dầu thực vật thuần chay bằng máy ép dầu mini LALIFA 

Các bài viết khác